VN được Thế giới biết đến bởi một vấn đề nóng bỏng đó là những cuộc chiến qua nhiều thời kỳ Tàu – Tây – Nhật – Mỹ
Truyện tranh VN có lẽ cùng chung số phận ấy, bởi ngày nay dù đã hơn 30 năm độc lập thái bình nhưng việc xâm lăng văn hóa của những đế quốc vẫn không ngừng tiếp diễn. Manga, Comics, ManHwa, Manhua tràn ngập, xâm chiếm ăn sâu vào tư tưởng của người Việt trẻ.
Thực tế đã chứng minh, dù đế quốc mạnh giàu đến đâu chăng nữa, nhưng ý chí con người Việt Nam quật cường kiên dũng đã đứng lên dành độc lập, thống nhất 2 miền Nam Bắc. Cũng chính bởi lẽ ấy, ta hy vọng, sẽ có một ngày những người Việt Trẻ, tìm được dòng Truyện Tranh của riêng mình, mang bản sắc thuần Việt, chủ động thóat khỏi kiếp nô lệ văn hóa ngọai bang.
Nhưng có lẽ truyện tranh sẽ không thể nào phát triển mạnh mẽ và đúng hướng mà không ai biết được lịch sử của nó. Tuy nhiên đã không có nhà nghiên cứu lịch sử của Việt Nam quan tâm, ghi chép lại quá trình hình thành và phát triển của truyện tranh nước nhà từ buổi sơ khai cho đến nay. Đó cũng chính là nguyên nhân khiến truyện tranh Việt Nam có một khỏan lùi rất xa so với truyện tranh thế giới.
Có thể ai cũng sẽ có câu trả lời “Lịch sử chính là những sự việc đă từng xảy ra trong quá khứ” Nhưng thực tế lại không đơn giản như vậy.
Trong thực tế có cùng một sự kiện lịch sử xảy ra trong quá khứ nhưng lại do nhiều người viết không giống nhau, thậm chí trái ngược nhau. Như vậy có thể thấy mỗi người lại có nhận thức khác nhau về cùng một sự kiện lịch sử. Điều này có thể lí giải là do người viết có quan điểm khác nhau, đứng trên lập trường, quan điểm trường phái khác nhau, và nguồn sử liệu mà họ sử dụng cũng khác nhau. Và thông thường các trường phái cũng khác nhau về nguồn sử liệu. Và do đó những sự việc được ghi chép trong các cuốn sách lịch sử đều do người viết dựa vào sự hiểu biết và sự lí giải của ḿnh đối với sự việc đă qua và thường sự hiểu biết này có khoảng cách nhất định so với bản thân sự việc đă xảy ra trong quá khứ. Khi tiếp cận với những sự kiện xảy ra trong quá khứ nhà sử học có nhiều cách nhận thức khác nhau. Nói cách khác là có sự khác biệt giữa “Hiện thực lịch sử” và “Nhận thức lịch sử” và do đó chỉ khi nào nhận thức lịch sử tiệm cận với hiện thực lịch sử chúng ta mới đạt được chân lí lịch sử.
Nhà sử học Macxit cho rằng Lịch sử bao giờ cũng tồn tại ở ba dạng, đó là: Bản thể luận, nhận thức luận và khoa học luận.
Bản thể luận nghĩa là hiện thực lịch sử, nó chỉ bản thân hiện thực lịch sử đă xảy ra trong xă hội loài người.
Nhận thức luận là nhận thức lịch sử, nhận thức của con người, hiểu biết của con người về bản thân hiện thực lịch sử.
Khoa học luận là ngành khoa học nghiên cứu về quá trình phát triển của xă hội loài người từ trước đến nay.