THỂ LOẠI

LOẠI TỰ SỰ

I. Khái niệm chung.

Tác phẩm tự sự miêu tả cuộc sống qua các sự kiện, hệ thống sự kiện mà sự kiện là sản phẩm của mối quan hệ giữa con người với con người, con người và môi trường xung quanh. Do đó, tác phẩm tự sự mở ra một phạm vi hết sức rộng lớn trong việc miêu tả hiện thực khách quan, được thể hiện trong nhiều mối quan hệ.

Trong tác phẩm tự sự, không gian và thời gian không bị hạn chế. Nhà văn có thể thể hiện những vùng đất khác nhau, có thể lùi về dĩ vãng hay đắm mình trong hiện tại, có thể lướt qua hoặc tập trung miêu tả một mặt nào đó mà mình cho là quan trọng. Nó có thể kể về một khoảnh khắc hoặc một sự kiện dài 10, 20, 50 năm trong một không gian nhất định hoặc ở nhiều vùng đất khác nhau.

Từ những đặc điểm trên, nhân vật tự sự cũng được khắc họa đầy đặn, nhiều mặt nhất; có thể được triển khai sâu rộng trong nhiều mối quan hệ đa dạng và phong phú. Nhân vật thường có số phận, con đường đi và quá trình phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau. so với các loại nhân vật khác, nhân vật trong tác phẩm tự sự được khắc họa tỉ mỉ từ ngoại hình đến nội tâm, cả quá khứ, hiện tại và trong xu thế phát triển…Tóm lại, nhân vật tự sự được miêu tả nhiều mặt, toàn diện và sinh động, nhiều màu sắc thẩm mĩ.

Do tính chất phản ánh rộng lớn và bao quát, hệ thống chi tiết trong tác phẩm tự sự cũng phong phú và đa dạng, mang chất “văn xuôi”. Ở đây, có thể bắt gặp những chi tiết về chân dung, ngoại hình, tâm sinh lí, phong tục, tập quán, đồ vật, dời sống lao động sản xuất, tôn giáo, chính trị…bao gồm những chi tiết có thực, tưởng tượng, hoang đường… hơn tất cả mọi loại tác phẩm khác.

II. Phân loại tác phẩm tự sự.

Phạm vi của tác phẩm tự sự hết sức rộng lớn và có thể được phân loại ở nhiều góc độ khác nhau. Dựa vào hình thức lời văn, có thể nói tới các thể loại cơ bản như anh hùng ca, (sử thi), truyện thơ, trường ca (văn vần), tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn (văn xuôi), ngụ ngôn (thường dùng cả hai hình thức văn vần và văn xuôi). Dựa vào nội dung thể loại, có thể phân thành các tác phẩm có chủ đề dân tộc, thế sự, đạo đức, đời tư…Giáo trình này chỉ trình bày một số thể loại phổ biến trong đời sống hiện nay: tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn.

Có nhiều cách phân loại tác phẩm tự sự tuỳ theo mục đích nghiên cứu. Đối với sinh viên, chúng tôi căn cứ vào hình thức của tác phẩm tự sự mà trình bày cho sinh viên nắm được những hình thức tác phẩm tự sự cơ bản như: Anh hùng ca, Trường ca, Tiểu thuyết, Truyện vừa, Truyện ngắn.

  •       Anh hùng ca.
  •       Tiểu thuyết.
  1.       Khái niệm chung về tiểu thuyết.
  2.       Vấn đề hư cấu nghệ thuật trong tiểu thuyết.
  3.       Nhân vật trong tiểu thuyết.

TRUYỆN TRANH THUỘC THỂ LỌAI TRUYỆN NGẮN

Về từ nguyên, truyện ngắn có nghĩa là một tin tức mới mẻ, sốt dẽo. Ðây là loại văn xuôi tự sự có hình thức ngắn gọn. Tuy nhiên, đặc trưng của truyện ngắn không phải chỉ vì nó ngắn mà chủ yếu là cách nắm bắt và thể hiện hiện thực cuộc sống. Nhà văn thường hướng tới khắc họa một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất nào đó trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn con người. Trong truyện ngắn, nếu nhà văn đặt quá nhiều vấn đề, câu chuyện sẽ dễ bị loãng. Tập trung về sự kiện, tập trung về chủ đề, về ấn tượng là yêu cầu của truyện ngắn.

Người viết truyện ngắn luôn luôn chú ý vào một vấn đề cơ bản với sự tỉ mỉ, chi tiết, loại bỏ những gì thiếu súc tích. Maugham cho rằng: truyện ngắn cần phải viết sao cho người ta không thể bổ sung thêm vào đó chút gì cũng không thể rút bớt ra chút gì.

Nhiều người cho rằng viết truyện ngắn đơn giản và dễ hơn tiểu thuyết. Ðiều này không chính xác. Thực ra, ở đây tùy thuộc vào thiên hướng, sở thích và khả năng của từng nhà văn. Ðạt đến đỉnh cao nghệ thuật viết truyện ngắn không phải là điều dễ dàng. Có nhà văn đã viết: Hôm nay tôi không có thì giờ để viết truyện ngắn vì đây là thể loại đòi hỏi người viết phải gói trọn những băn khoăn, ấn tượng…vào trong một dung lượng có hạn.

Do dung lượng ngắn, nhân vật của truyện ngắn thường không nhiều và cuộc đời của nhân vật cũng thường chỉ được miêu tả như một khoảnh khắc, mảnh nhỏ nhưng lại có ý nghĩa trong cả cuộc đời nhân vật nên nhịp điệu truyện ngắn khẩn trương, gấp rút, có nhiều yếu tố bất ngờ, chuyển đoạn đột ngột trong giới thiệu, bố cục, kết thúc câu chuyện.

  LOẠI TRỮ TÌNH

  I.Khái niệm.

II. Phân loại trữ tình.

Hiện nay các nhà lý luận cũng còn có sự chưa thống nhất về phân loại tác phẩm trữ tình. Chúng tôi đưa ra một sự phân loại như sau:

Thơ trữ tình (Trên biểu nhất ).

Thơ văn xuôi.

Tuỳ bút.

Truyện thơ.

1. Thơ trữ tình.

a. Thơ trữ tình là gì?

b. Cái tôi trữ tình. Nhân vật trữ tình.

c. Phân loại thơ trữ tình.

Có nhiều cách phân loại thơ trữ tình. Ở đây chúng tôi trình bày cho sinh viên một số thể loại thơ trữ tình tiêu biểu như thơ ca, tụng ca, thơ trào phúng.

  •       Bi ca.
  •       Tụng ca.
  •       Thơ trào phúng.

2. Thơ văn xuôi.

Hình thức là văn xuôi, nhưng thấm đẫm tâm trạng và cảm xúc của tác giả.

3.Tuỳ bút.

Tuỳ bút có thể được coi là thơ văn xuôi, trong đó sự việc, sự kiện chỉ là cái để tác giả bộc lộ cảm xúc, tư tưởng của mình.

4. Truyện thơ.

Đây là loại trữ tình có cốt truỵện, trong đó tất cả cái khách quan đều hiện ra qua sự khúc xạ chủ quan. Ở loại này, đối tượng thể hiện là một biến cố tự sự, nhưng “cái giọng điệu cơ bản lại hoàn toàn trữ tình”. “Nội dung có tính tự sự, còn cách xử lý lại mang tính trữ tình” ( Hêghen). Trong văn học cổ Việt nam, Truyện kiều của Nguyễn Du có thể được coi là truyện thơ.

LOẠI KỊCH

  I. Kịch phản ánh cụôc sống cụ thể và trực tiếp.

II. Hành động là phương tiện thể hiện chủ yếu của kịch.

III. Xung đột thể hiện tư tưởng của vở kịch.

IV. Kịch bản phải bắt đầu bằng tính cách nhân vật.

V. Bố cục câu truyện kịch.

VI. Thể loại kịch.

–          Bi kịch.

–          Hài kịch.

–          Kịch Đơram.

CÁC THỂ KÝ

  I. Khái niệm chung.

Có rất nhiều quan niệm khác nhau về kí. Theo Goulaiep, đặc trưng của kí là tính tổng hợp về đối tượng mô tả và người ta có thể tìm thấy ở đó không chỉ là những số phận mà là những bức tranh về phong tục, về đời sống kinh tế, chính trị…Ðặc trưng này thực ra có thể được xác định rõ nét hơn trong tiểu thuyết. Có người cho rằng đặc trưng của kí là ở tính chủ quan. Ðiều này có một phần căn cứ nhưng tính chất này có lẽ được chỉ rõ nhất trong tác phẩm trữ tình. Do kí là một thể loại có tính chất ghi chép nên nhiều người cho rằng kí phản ánh người thật, việc thật. Quan niệm này được nhiều người chấp nhận nhưng vẫn chưa lí giải một cách thuyết phục tại sao lại gọi Ðất nước đứng lên, Thép đã tôi thế đấy…là tiểu thuyết mà gọi Người mẹ cầm súng, Sống như anh là Kí.Việc xác định một khái niệm đúng đắn về kí khó khăn một phần vì trong kí có nhiều loại khác nhau, phần khác vì cách gọi tên của các nhà văn đối với tác phẩm của mình. Chẳng hạn Tây du kí của Ngô Thừa Ân là một tiểu thuyết, Nhật kí ở rừng của Nam Cao là một truyện ngắn…Muốn giải quyết vấn đề này, cần xem xét kí một cách có hệ thống.

II.Sự phân loại.

1. Loại ký tự sự.

2. Loại ký trữ tình.

3. Loại ký chính luận.

Một số thể ký tiêu biểu:

–          Ký sự.

Kí sự khá gần gũi với phóng sự vì nó chú trọng đên sự việc, ít yếu tố trữ tình. Kí sự ghi chép khá hoàn chỉnh một sự kiện, một phong trào, một giai đoạn…, gần với truyện ngắn, ít hư cấu.

–          Phóng sự.

Là một loại kí đặc biệt chú trọng đến sự việc. Trong “nhà văn hiện đại” của Ngọc Phan viết “Phóng sự là thăm dò lấy sự việc và ghi lấy việc”. Phóng sự nhằm phản ánh một sự kiện, hiện tượng xã hội một cách kịp thời và thường mang tính chất điều tra, phỏng vấn, một vấn đề có ý nghĩa thời sự.

Người viết phóng sự phải đáp ứng một đòi hỏi nào đó về thời sự trực tiếp của người đọc. Ơí đây nhà văn thường ít bộc lộ cảm xúc, suy tư nhưng lại mang tính khuynh hướng rõ rệt.

–          Hồi ký.

Ghi lại những sự việc đã xãy ra qua hồi tưởng. Ðó có thể là câu chuyện mà người viết đã tham gia, chứng kiến hoặc được nghe thuật lại một cách tường tận và gắn liền với kỉ niệm của người viết hoặc kể.

Hồi kí đòi hỏi phải tôn trọng tính chân thực của câu chuyện và có sự khái quát cao.

–          Bút ký.

Nhằm ghi lại những sự việc, cảnh vật mà nhà văn đã mắt thấy, tai nghe cũng như cảm xúc, suy nghĩ của họ qua một chuyến đi. Ở đây, những sự việc luôn xen kẽ với những yếu tố liên tưởng, tưởng tượng, cảm xúc. Vì vậy, bút kí luôn mang đâm sắc thái trữ tình.

–          Truyện ký.

Là một thể loại trung gian giữa truyện và kí. Truyện kí thường tập trung cốt truyện vào một nhân vật, một danh nhân, một nhân vật lịch sử, một người anh hùng trên các mặt trận…Trong truyện kí, tác giả có thể hư cấu để câu chuyện được hoàn chỉnh nhưng phải giữ được tính xác thực của sự việc và con người.

Ranh giới của việc phân chia các thể kí nêu trên chỉ có tính chất tương đối. Các thể kí luôn luôn chuyển hóa, xâm nhập lẫn nhau. trong sáng tác, các nhà văn có thể không quan tâm đến đặc trưng của từng thể loại mà chủ yếu là vận dụng các khả năng, phương tiện của văn học nhằm thể hiện một cách tốt nhất mục đích của mình.

–          Tuỳ bút.

Share entrepreneurship

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *