HENRY FORD

BÀI HỌC THỨ NHẤT : Hãy bám lấy ý tưởng của mình

“Khi mọi thứ dường như đang chống lại bạn, hãy nhớ rằng, máy bay cất cánh bằng cách bay ngược chiều gió chứ không phải xuôi chiều gió.”

Là một doanh nhân sáng tạo đồng nghĩa với việc là người khác sẽ nghĩ bạn hoàn toàn điên rồ. Ford không hề xa lạ với các lời chỉ trích. Cả gia đình và đồng nghiệp đều không ủng hộ tham vọng sản xuất dây chuyền xe ô tô chạy bằng xăng của ông. Phải bằng nghị lực và niềm tin để Ford có thể tiếp tục sức mệnh của mình – và ông ấy đã kiên trì đến khi tầm nhìn đó trở thành hiện thực.

Khi Ford lần đầu thông báo với đồng nghiệp và cổ đông mong muốn sản xuất dây chuyền một loại ô tô chất lượng cao với giá bình dân, mọi người đã nghĩ ông ấy đang nói đùa. Ford nhớ lại rằng, lời cửa miệng của mọi người lúc đó là, “Nếu Ford tiếp tục với ý tưởng đó, ông ta sẽ phải đóng cửa trong 6 tháng,” hay “Bao giờ thì Ford sẽ vỡ nợ?” Nhưng Ford không bỏ cuộc. Sau nhiều lần thử nghiệm, Ford làm việc miệt mài để đạt được tham vọng của mình, và cuối cùng sản xuất được Model T, mẫu xe với doanh số tới 15 triệu chiếc – một kỷ lục phải mất 45 năm sau mới bị phá vỡ.

“Thất bại là cơ hội để một người sáng tạo lại bản thân theo cách thông minh hơn,” Ford nói. “Người sợ đối mặt với tương lai, sợ sự thất bại, sẽ giới hạn những việc anh ta làm.” Từ trước khi Ford thành lập công ty ô tô của mình, hàng loạt thí nghiệm của ông đều đem lại thất bại. Làm việc trong một nhà kho tồi tàn bằng gỗ ở ngay cạnh trang trại, Ford dành hàng năm cho việc làm hoàn hảo bản mẫu ô tô của mình. Trong một lần, ông chế tạo thành công một chiếc ô tô sử dụng động cơ hơi nước nhưng lò đun của nó quá nguy hiểm để có thể cho người lái. Tuy vậy ông nói “Tôi không vứt bỏ ý tưởng về một chiếc xe không cần ngựa kéo,”một điều mà nhiều nhà thông thái lúc đó cho là lập dị, và cố giải thích cho ông hiểu tại sao thứ đó sẽ chỉ trở thành một món đồ chơi, không hơn không kém.

Khi ông chuyển sang thí nghiệm trên động cơ dùng xăng, ông nhớ lại rằng chúng “không được chủ tịch công ty ủng hộ nhiều hơn là mấy so với những thí nghiệm cơ học ban đầu của ông ở trang trại… Tôi vẫn nhớ lời ông ấy nói, “Điện thì có thể. Nhưng xăng thì không bao giờ!” Và một lần nữa, Ford không bỏ cuộc. Ông quyết định tập trung vào các xe đua nhằm quảng bá cho xe của mình và lôi kéo sự ủng hộ cho tham vọng của mình ở bất kỳ đâu.

Ford nói rằng “Những chướng ngại vật là những thứ đáng sợ mà bạn nhìn thấy khi bạn rời mắt khỏi đích đến của mình. Điều tốt nhất mà chúng ta có thể làm là nắm lấy cơ hội, tính toán những rủi ro, dự đoán khả năng mà chúng ta có thể đối phó với rủi ro đó, rồi sau đó lên kế hoạch với sự tự tin.” Ford đã từng trải qua sự chống đối trong mọi bước đi của ông, nhưng không chấp nhận chùn bước trước những kẻ chỉ trích. Ông vẫn giữ vững lòng quyết tâm và sự tập trung vào mục tiêu của mình.

Ford tin rằng, mọi vấn đề, bất kể lớn đến đâu, đều có một giải pháp nếu chịu khó làm việc miệt mài và giữ thái độ lạc quan và hào hứng. Ông chia sẻ: “Sự hào hứng là bệ phóng đưa những hy vọng của bạn lên tầm của các vì sao. Sự hào hứng là ánh sáng loé lên trong mắt bạn, là cú điệu lắc hông quyến rũ của bạn, là cái nắm tay chắc chắn của bạn, là sự dâng trào không thể cưỡng lại của ý chí và là nguồn năng lượng giúp thực hiện các ý tưởng của bạn. Bạn có thể làm bất cứ điều gì nếu bạn có sự hào hứng.”

Theo Ford, nhân tố quan trọng nhất đóng góp cho thành công của ông là khả năng giữ thái độ lạc quan và vững tin vào những thế mạnh của ông, bất chấp những kẻ chỉ trích. Ông cho rằng “Không có một người nào mà không thể làm nhiều hơn những gì anh ta nghĩ anh ta có thể làm. Khi bạn nghĩ là mình có thể làm được, hay không làm được, bạn thường đúng.”

BÀI HỌC THỨ 2 : Đừng quá vội vàng

“Chất lượng sản phẩm được tạo ra khi bạn cặm cụi làm trong lúc mọi người không để ý” – đó là triết lý mà Ford theo đuổi trong suốt gần nửa thế kỷ của sự nghiệp kinh doanh của ông.

Ford đã đặt cược uy tín của mình khi ông thành lập công ty Ford Motor năm 1903, nhưng đối với ông, nó thực ra không hẳn là một quyết định mạo hiểm, vì ông đã dành cả cuộc đời cho đến thời điểm đó để thiết kế và làm hoàn hảo ý tưởng về chiếc xe hơi của mình. Ông ấy sẵn sàng đặt tên cho công ty bằng tên mình vì ông ấy hoàn toàn tin tưởng rằng xe hơi của ông ấy có chất lượng cao nhất có thể đạt được.

“Đầu tiên là phải kiểm tra xem nó đã được tạo ra theo cách tốt nhất có thể chưa – nó có đem lại trải nghiệm hoàn hảo nhất không?” Ford luôn tự hỏi mình như vậy. Đối với Ford, chất lượng là ưu tiên số một. Ông luôn nghĩ rằng, nếu một chiếc ô tô ông sản xuất bị hỏng giữa đường, cá nhân ông sẽ là người phải chịu trách nhiệm.

Nhưng khác với tư duy phổ biến thời đó – tức là phải liên tục thay đổi và cải thiện mẫu mã – Ford tin rằng việc làm đúng ngay lần đầu tiên mới quan trọng. “Tôi lên một bản thiết kế và làm cụ thể từng chi tiết trước khi bắt tay vào chế tạo,” Ford nói. “Nhiều nhà đầu tư thất bại vì họ không phân biệt được giữa việc lên kế hoạch và thử nghiệm.” Nếu thiếu đi sự chuẩn bị kỹ càng này, không những ông sẽ tốn rất nhiều thời gian sau này, mà ông cũng sẽ phải đưa ra một sản phẩm mà không đáp ứng được chất lượng ông muốn. Và sự thật là 12 năm mà ông dành vào việc thiết kế và hoàn hảo mẫu ô tô Model T đã đem lại thành quả rõ rệt.

“Những thành tựu trong kinh tế và công nghệ của những năm gần đây không giải quyết được nhiều vấn đề như chúng ta nghĩ,” Ford nói, “thực ra, nó còn tạo ra nhiều vấn đề mới mà chúng ta đã không dự tính được.” Ông không nghĩ các thay đổi luôn đồng nghĩa với sự tiến bộ. Nói về xu hướng đưa ra nhiều mẫu mới hàng năm của các đối thủ, ông nói, “Cơn sốt sự mới mẻ xuất hiện ở khắp nơi và bị nhầm lẫn với tinh thần phát kiến.”

Ford cũng ghét sự thờ ơ của ngành ô tô đối với việc cải tiến phương pháp sản xuất – họ chỉ muốn “cố gắng vừa đủ để kiếm lợi nhuận.” Ông đặt nhiều ưu tiên lên chất lượng hơn những cổ đông, và tin rằng đó là một trong những nhân tố quan trọng dẫn tới thành công. Vội vàng lao vào kinh doanh trong khi chưa tự tin 100% vào sản phẩm là điều không thể chấp nhận được với Ford. Theo ông, đó cũng là một yếu tố dẫn tới các thất bại trong kinh doanh mà mọi người không nhận ra.

“Tôi không tin là một sản phẩm nên được sản xuất cho đến khi tôi đã tìm ra thiết kế tốt nhất,” Ford nói. “Điều đó không có nghĩa là một sản phẩm không nên được thay đổi, nhưng tôi nghĩ là sẽ hiệu quả về mặt kinh tế hơn trong dài hạn nếu bạn từ chối sản xuất một mẫu mã cho đến khi bạn thực sự hài lòng về hiệu quả, thiết kế, và chất liệu của mẫu mã đó.

BÀI HỌC THỨ 4 : Hãy làm việc cùng nhau

“Đến với nhau chỉ là bước khởi đầu. Giữ được sự gắn kết là bước tiếp theo. Làm việc cùng nhau mới là thành công,” Ford nói. “Nếu mọi người đều tiến lên phía trước cùng nhau, thì thành công sẽ tự nhiên mà đến.”

Ford không chỉ cách mạng hoá ngành công nghiệp ô tô và cách mà thế giới dịch chuyển, mà ông cũng còn được biết đến với chính sách lao động “độc đáo”. Đôi khi gây tranh cãi, ý tưởng đằng sau chính sách về con người của Ford là ý niệm về cách làm việc nhóm. Bằng cách xoá bỏ sự bất bình đẳng giữa các nhân viên, Ford tạo ra một môi trường mà ở trong đó sự sáng tạo được khuyến khích và trách nhiệm của từng cá nhân được tăng cao.

Ford tin rằng ý niệm về sự bình đẳng không phải chỉ là một sự lãng mạn phi thực tế và không thể áp dụng vào thế giới kinh doanh. Khi ông quan sát những nhân công, ông nhận ra rằng một số người có sức khoẻ, còn một số người khác lại có trí óc nhanh nhẹn. Mỗi người có thế mạnh và điểm yếu riêng, và Ford quyết định tạo ra một môi trường giúp họ bình đẳng với nhau.

Khi thuê nhân công, Ford thực hiện một điều hiếm thấy trong kinh doanh, đó là không đếm xỉa đến lý lịch hay kinh nghiệm của một người. “Tôi không quan tâm là một người có bằng Harvard, hoặc vừa ra khỏi trại SingSing,” ông nói. “Tôi muốn tuyển người, chứ không tuyển lý lịch của anh ta.” Thay vào đó, Ford muốn tìm trong mỗi người sự sẵn sàng làm việc. Ông tin rằng bất kể người nào, dù quá khứ có thể nào chăng nữa, cũng có mặt tốt và chỉ cần được cho một cơ hội để thành công. Niềm tin của ông vào khả năng của nhân công đã gây cảm hứng giúp họ cống hiến hết mình cho công ty.

Ford cũng từ bỏ việc thuê các chuyên gia vì ông nghĩ họ sẽ tạo giới hạn cho tiềm năng phát triển và cải tiến. “Đó là vấn đề của những người thông thái – họ thông thái và thực tiễn đến mức họ biết chính xác tại sao một ý tưởng không thể thực hiện được; họ luôn biết những giới hạn.” Với tất cả những kiến thức của họ, họ sẽ không bao giờ làm được việc gì cả, Ford nói đùa. Ford muốn tìm những người có một khả năng bất tận đến mức không biết được điều gì là không thể.

Để thể hiện điều này, Ford từ chối đưa ra những tên gọi cho chức vụ của nhân viên. Ông nói “Tôi không tin vào những tên gọi, chúng khiến một người nghĩ anh ta là cấp trên.” Thay vào đó, mọi người được coi như là ở cùng một cấp bậc và mỗi người có một trách nhiệm cá nhân riêng. Bằng cách xoá bỏ các giới hạn của quyền lực, Ford có thể giữ một lực lượng lao động ổn định mà không cố gắng áp đặt lên người nào cả.

Hệ thống lương bổng cao của Ford, với những nhân viên của ông được trả gấp đôi lương trung bình, cũng tạo động lực cho lòng trung thành của đội ngũ nhân công. “Nhân viên tốt nhất của mình cũng phải là khách hàng tốt nhất của mình.” Điều này đã tạo nên những hàng dài bên ngoài trụ sở những người muốn nộp đơn xin làm cho Ford.

“Bạn sẽ thấy có những người muốn được người khác cõng, và những người nghĩ thế giới nợ họ tiền phụ cấp,” Ford nói. “Họ không hề nghĩ rằng chúng ta phải cùng nâng và cùng kéo thế giới này lên.” Thật vậy, đó là điều mà Ford muốn tạo cảm hứng cho nhân viên của ông – một ý chí muốn cùng làm việc và chung sức. Chỉ bằng cách đó mà Ford có thể tạo ra một đội ngũ miệt mài, những người đứng sau thành công tột bậc của ông ấy.

BÀI HỌC THỨ 5 : Hãy tự tạo ra giá trị

“Mọi công việc sẽ vô nghĩa nếu chúng ta không thể sử dụng trải nghiệm thu được cho thế hệ tiếp theo,” Ford nói.

Là một kẻ cả tin vào giá trị của sức lao động miệt mài, Ford hiểu rằng một cuộc sống có ích khi sức lao động cống hiến của một người có giá trị lan toả ngoài mục đích hiện hữu. Sự nghiệp của Ford dựa trên việc không chỉ cung cấp một sản phẩm chất lượng cao nhất, và còn vào việc ông có thể thay đổi cuộc sống của những người xung quanh. Chưa từng là người chạy theo đồng tiền, Ford tin rằng một cuộc sống có ích sẽ được đáp lại sau này.

“Sự giàu có, giống như hạnh phúc, sẽ không bao giờ có thể đạt được nếu bạn theo đuổi nó một cách trực tiếp,” Ford nói. “Nó đến với bạn như một sản phẩm phụ của việc cung cấp một dịch vụ hữu ích.” Ford khẳng định thành công của ông là do xe hơi ông sản xuất giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người sử dụng. Nếu Ford Motor chỉ muốn kiếm tiền mà không đóng góp cho sự sung túc của xã hội, Ford đã bỏ cuộc ngay từ đầu và theo đuổi một công việc có ý nghĩa hơn. Nói cho cùng, “một doanh nghiệp mà không tạo ra gì khác ngoài tiền là một doanh nghiệp không có giá trị.”

Không bao giờ đánh giá thấp sức mạnh của ý chí, Ford tranh luận rằng “con đường sẽ luôn rộng mở với những người đặt dịch vụ lên đầu – làm việc theo cách tốt nhất có thể.” Một doanh nhân chạy theo đồng tiền thay vì thực sự muốn nâng cao chất lượng cuộc sống của khách hàng sẽ có ít cơ hội thành công hơn nhiều. “Nghĩ tới tiền trước cả khi bắt tay vào công việc sẽ tạo ra nỗi lo sợ sự thất bại và nỗi lo sợ này sẽ đóng lại các cánh cửa cho doanh nghiệp,” Ford nói. “Nó khiến một người sợ phải cạnh tranh, phải thay đổi cách làm, hay phải làm bất cứ điều gì để thay đổi trình trạng của anh ta.”

Vì hết lòng cống hiến, Ford dường như luôn không được lòng giới kinh doanh. Ông chưa bao giờ hiểu được tại sao họ chú ý rất ít đến dịch vụ, trong khi đầu tư rất nhiều vào việc tìm kiếm vốn đầu tư. “Tôi cảm thấy làm việc như vậy là ngược lại lẽ thường tình, khi mà tiền chỉ đến như là một thành quả của công sức lao động chứ không phải trước khi công sức được bỏ ra,” ông nói.

Trong con mắt của Ford, một doanh nhân có một vai trò lớn hơn việc gia tăng tài sản của mình rất nhiều. Ông tin rằng sự “giàu có” của một doanh nhân nên được đo bằng “mức độ hài lòng của mọi người chứ không phải số tiền ghi trên bản sao kê.” Vì thế, vai trò của một doanh nhân trong xã hội là đóng góp cho sự hài lòng đó. Gọi những doanh nhân là “công cụ của xã hội,” Ford khẳng định rằng, “chỉ với cách này mà một nhà sản xuất hoặc một doanh nghiệp có thể giải thích sự tồn tại của họ.”

Tin rằng “sự lười biếng bào mòn trí óc,” Ford gặt hái thành công bằng cách chú ý trước tiên đến sự no ấm của xã hội. Triết lý này tạo cảm hứng để ông thành lập Quỹ Ford vào năm 1936 để tiếp tục cống hiến cho sự lan truyền của hệ thống dân chủ và hoà bình trên toàn thế giới.

Share entrepreneurship

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *