Tự thân như người duy nhất

Đơn độc giữa thị trường mà đối trọng là hai ông lớn – truyện tranh Nhật Bản và truyện minh họa nước ngoài, đôi lần, Phan Thị Mỹ Hạnh nghĩ công việc mình chọn và đang theo đuổi chẳng khác gì “châu chấu đá xe”. Bà không dám tin có ngày “xe” nghiêng, mà chỉ cố gắng hết sức để bám trụ, để “châu chấu” không ngã.

CẠNH TRANH VỚI TRUYỆN TRANH NƯỚC NGÒAI

* Là người “đầu tiên” và “duy nhất” có vẻ thú vị với bà?

– Không phải thế! Bất cứ lĩnh vực nào, cái “đầu tiên” thì luôn gặp nhiều trắc trở, cái “duy nhất” thì lúc nào cũng phải tự thân vận động. Tôi còn nhớ ngày đi đăng ký giấy phép kinh doanh, cơ quan đăng ký hỏi tôi: “Làm truyện tranh Việt là làm cái gì?”. Lúc đó, tôi giải thích thế nào cũng không xuôi tai họ được. Đợi đến lần thứ ba Phan Thị mới chính thức có giấy phép hoạt động. Thời điểm đó cách đây chưa lâu, năm 2000, mới mười năm thôi mà!

* Hình như năm 2000 là thời điểm truyện tranh Nhật Bản làm mưa làm gió tại Việt Nam?

– Truyện tranh Nhật đổ bộ vào Việt Nam, tạo nên cơn sốt từ những năm 1990 và kéo dài một thời gian. Trước đó vài năm là truyện tranh của phương Tây. Ngày đó, để xuất bản một tập truyện tranh chuyển ngữ từ nguyên tác của nước ngoài không phải rắc rối thủ tục bản quyền như bây giờ, mà cực nhất là việc xóa chữ trên bản gốc rồi viết lại bằng tiếng Việt. Tôi từng chứng kiến họa sĩ Phan Lê cặm cụi viết từng con chữ trên bộ Lucky Lucke nhưng chẳng thể nào kịp tiến độ xuất bản.

* Thế là bà nhập cuộc?

Nếu câu tục ngữ “vô phúc đáo tụng đình” vận vào thì bà đúng là “vô phúc”. Tốt nghiệp chuyên ngành viễn thông, Đại học Bách khoa TP.HCM, ngày đầu đến với truyện tranh, bà đã bị kiện vì tội dám… “chôm” kiểu chữ của một họa sĩ vẽ truyện lão thành.Công ty thành đạt, bà lại ra tòa để bảo vệ bằng được bản quyền hình ảnh những đứa con tinh thần của mình. Sau mỗi vụ kiện, người ta lại vỡ ra rằng, Phan Thị Mỹ Hạnh là người đầu tiên dùng máy tính tạo kiểu chữ cho truyện tranh, xóa bỏ cách sắp chữ thủ công và là người đầu tiên thực hiện việc đăng ký tác quyền hình ảnh các nhân vật trong truyện.

Ngoài là người đầu tiên, bà còn là người giữ khá nhiều danh hiệu “duy nhất”: chủ doanh nghiệp sản xuất truyện tranh duy nhất ở Việt Nam; người chủ xướng thành lập và duy trì sân chơi hội họa duy nhất cho trẻ em; chủ nhân của Thần đồng đất Việt, bộ truyện tranh dài tập duy nhất được ghi nhận kỷ lục Guinness Việt Nam…

PHƯƠNG QUYÊN thực hiện, Ảnh: QUÝ HÒA

Share entrepreneurship

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *