Lịch sử truyện tranh phương tây đã thừa nhận 2 yếu tố tác động đến truyện tranh là hình thành phong cách vẽ hài hước, vẽ biếm, và sự phát minh máy in của Johann Gutenberg vào năm 1436 mở ra chương mới cho nghề in và xuất bản sách.
Lối vẽ biếm họa (cartoon) bắt nguồn từ những xung đột trong cuộc sống và chính trị xã hội, với cách vẽ khái quát nêu bật đặc điểm, các hành động tiêu biểu mang tính hài hước nhằm châm biếm, đả kích một vấn đề nào đó
Tác phẩm của Rodolphe Töpffer – một họa sĩ người Thụy Sĩ – truyện tranh Những cuộc đời đi theo đường chữ chi – sáng tác (1832) bằng kỹ thuật khắc gỗ.
Sau đó các họa sĩ đã sáng tạo thêm những “bong bóng” thọai vào trong tranh rồi dần đưa truyện tranh lên mặt báo để phê phán hoặc gây hài cho đọc giả
Lịch sử truyện tranh phương tây cũng đã ghi nhận, năm 1884, một họa sĩ người Anh là Frank Thomas đã đưa khung thoại vào trong hình vẽ, một bước tiến gần với hình thức truyện tranh ngày nay.
Năm 1896, Richard Fenton Outcault xuất bản những truyện tranh ngắn mang tính hài hước như Yellow Kid (Chú bé vàng) trên tờ The New York World
Năm 1905, Winsor McCay vẽ truyện Little Nemo in Slumberland (Nemo bé nhỏ ở Slumberland), được đăng trên tờ The New York Herald.
Năm 1929 là năm chứng kiến sự ra đời của một loạt nhân vật truyện tranh nổi tiếng như Tarzan (Rex Mason), anh chàng thủy thủ Popeye. Bộ truyện tranh Buck Rogers của Dick Calkins cũng cho ra mắt các nhân vật siêu anh hùng.
Trong năm này, ngày 10 tháng 1 năm 1929 họa sĩ người Bỉ Hergé bắt đầu vẽ truyện tranh về chàng phóng viên Tintin với chú chó Milou trên tạp chí truyện tranh Petit Vingtième, mở ra dòng truyện tranh Châu Âu mà người Pháp gọi là bande dessinée.
Tháng 1/1930, tức hai năm sau khi xuất hiện trong bộ phim hoạt hình đầu tiên được lồng tiếng, nhân vật chuột Mickey xuất hiện trong comic strip. Sau khi Ub Iwerks bắt tay vào thực hiện comic strip này một thời gian ngắn, họa sĩ Floyd Gottfredson đảm trách công việc sáng tác trong suốt 20 năm sau đó mà không nhận được sự công nhận nào, tất cả các comic strip của ông đều mang chữ ký của Walt Disney.
Floyd Gottfredson – Họa sĩ vẽ truyện tranh Mickey mouse trện các báo từ nắm 1930
Trong suốt giai đọan 1930 – 1950 truyện tranh đã có nhiều định nghĩa khác nhau như “tranh liên hòan” và có những khung tranh thật đơn giản, chỉ có hình dạng chữ nhật hoặc hình vuông.
Từ năm 1932 – 1940 Họa sĩ, nhà văn, nhà báo Nhất Linh của Việt Nam cũng áp dụng cách làm báo của phương tây và ông đã sáng tác những tranh liên hòan và đăng trên trong tờ báo Phong Hóa từ số 14 (số báo đầu tiên do ông làm chủ bút)
Theo lịch sử của DC Comic chia sẻ truyện tranh đã trở thàng món ăn tinh thần cho những người lính Mỹ trong chiến tranh thế giới thứ 2. Có lẽ cũng chính lý do ấy, những tập truyện tranh Siêu anh hùng – BatMan đã đến miền Nam Việt nam và được một số các đơn vị xuất bản dịch sang tiếng việt, phát hành trong những năm 1960.
Những truyện tranh minh họa cho phần sơ lược lịch sử truyện tranh để nhận thấy, Khung của truyện tranh thuở sơ khai đã bắt đầu bằng những hình chữ nhật ngang hoặc đứng cho đến năm 1930 – 1960 truyện tranh đã phát triển đan xen khung chữ nhận và khung hình vuông có độ cao tương đồng.
Khởi đầu rất được ưa chuộng, nhưng tâm lý của đọc giả luôn đòi hỏi sự phát triển, nhưng trong giai đọan này do các họa sĩ bận tâm tìm những nhân vật mới, những câu chuyện mới nên hòan tòan bỏ trống cuộc cải tiến hình thức của khung truyện tranh
NGƯỜI CẢI TIẾN
Năm 1853, hạm đội tàu chiến Hoa Kỳ do phó đề đốc Matthew Perry cầm đầu đổ bộ lên bờ biển Nhật Bản với mục đích gây sức ép chính trị, buộc chính quyền Nhật Bản phải mở cửa các thương cảng để giao thương với phương Tây.
Sự du nhập truyền thống nghệ thuật phương Tây vào Nhật Bản đã ảnh hưởng trực tiếp đến truyền thống nghệ thuật Nhật Bản. Các thế hệ họa sĩ trẻ bị mê hoặc bởi những phong cách và thể loại mà trước đây họ chỉ được thấy trong các trích đoạn được biên tập kỹ.
Truyện tranh vui (comic strip) nhanh chóng lấn át tranh minh họa (illustration scene), và chỉ sau vài năm, các họa sĩ Nhật Bản đã áp dụng phong cách vẽ biếm họa kiểu phương Tây trên tạp chí riêng của mình, Japan Punch.
Tezuka Osamu lớn lên cùng với điện ảnh, và đặc biệt rất yêu thích những bộ phim hoạt hình đời đầu của anh em nhà Fleischer – tác giả của bộ phim hoạt hình Betty Boop và Popeye the Sailor Man (Thủy thủ Popeye) – và của hãng Walt Disney. Ông bị mê hoặc bởi lối kể chuyện trong điện ảnh và bắt đầu sử dụng khung hình trên giấy giống như khung nhìn từ máy quay phim. Ông áp dụng các kỹ thuật điện ảnh như quay quét, thu phóng, và cắt cảnh. Tuy nhiên, nhận thức của ông về điện ảnh không dừng lại ở mức độ trực quan, ông còn vận dụng hiệu ứng âm thanh trong truyện tranh để tạo ấn tượng như thật cho cảnh chiến đấu và âm thanh hàng ngày, từ tiếng vải sột soạt cho đến tiếng nước chảy nhỏ giọt. Tuy nhiên, việc ứng dụng kỹ thuật điện ảnh cũng góp phần kéo dài câu chuyện ra hàng trăm, thậm chí hàng ngàn trang giấy, dài hơn nhiều so với trước đây, và từ đây hình thành nên Manga hiện đại thổi bùng sức mạnh của truyện tranh trong cả lãnh vực truyền thông lẫn kinh tế cho đất nước Nhật Bản.
Truyện tranh Astro Boy hay Tetsuwan Atom cùa Tezuka xuất bản năm 1952
NHỮNG CẢI CÁCH CỦA TEZUKA
Năm 1950 được xem là thời kỳ tiền kỷ nguyên bạc của truyện tranh Mỹ và tại Pháp, năm 1959, Rene Goscinny và Albert Uderzo bắt đầu xuất bản truyện tranh Asterix trên tạp chí truyện tranh Pilote, truyện tranh này sớm được công chúng đón nhận, và được yêu thích trên toàn thế giới. Sau nhiều nỗ lực, truyện tranh Pháp với trường phái Bỉ đã có chỗ đứng xứng đáng trong thế giới truyện tranh. Ngoài các tác giả như Hergé, Rene Gosciny, Albert Uderzo, truyện tranh Pháp còn có các tác giả lớn khác như Tillieux và Peyo với nhân vật Xì trum, Franquin (Spirou), Morris (Lucky Luke), Charlier, Giraud (Blue – berry), Greg (Achille Talon)…
Xét về khung của truyện tranh Âu Mỹ thì hòan tòan tuơng đồngkhông có nhiều sự khác biệt, nhưng đối với cái nhìn của Osamu Tezuka thì hòan tòan khác, càng ngày khung của truyện tranh Astro boy càng biến thiên và đa dạng do sự dịch chuyển của độ cao khung
Tách bóc lớp hình trên khung ta sẽ thấy sự khác biệt của 2 trường phái truyện tranh lớn và sự biến thiên của khung trong truyện tranh của Tezuka