Khi nhắc đến họa sĩ Đỗ Hoàng Tường, giới mỹ thuật nghĩ ngay đến một họa sĩ đa tài, đã tham gia nhiều triển lãm cá nhân, triển lãm nhóm trong và ngoài nước. Nhưng với thế hệ 9X, mấy ai biết được anh từng là một trong những lão làng của truyện tranh Việt Nam thập niên 80 của thế kỷ trước.
Thế hệ chúng tôi nhiều người rất thích truyện của các tác giả Pháp, Bỉ…, cũng như rất ghiền và khâm phục tạp chí Spirou (chẳng hạn). Sự ra đời của Bút Chì giống như một cách thức để truyền ngọn lửa say mê truyện tranh cho thế hệ sau (khi mà thị trường truyện tranh còn hết sức nghèo nàn), đồng thời cũng là cách mà chúng tôi tự tạo ra một miếng đất mà mình có thể gieo trồng theo ý mình.
Bìa và trang truyện Họa báo Bút Chì- 1991
Tôi thích đọc truyện tranh từ khi còn rất nhỏ, và cũng thích vẽ. Lớn lên, khi có điều kiện và được tạo điều kiện, tôi đã vẽ (truyện tranh) rất nhiều. Tôi cũng đã thử nhiều bút pháp, nhiều thể loại, chỉ để thỏa mãn đam mê của mình, và kiếm tiền một cách hồn nhiên, không mang nặng ý thức khuếch trương hay khôi phục truyện tranh Việt. Khoảng thời gian trước và sau đó, cũng có những người vẽ và cho in các ấn phẩm truyện tranh, nhưng không thể nói là đã tạo nên một nền truyện tranh Việt.
Bìa và trang truyện Ba Bị Chín Quai – 1987 Hòang Tường với bút hiệu Quỳnh Tiên
Nghe đồn, ấn phẩm Ba Bị Chín Quai bán hết veo 40.000 bản in chỉ trong 1 buổi sáng
Bìa và trang truyện Bố Rồng Mẹ Tiên – 1989
Vẽ truyện tranh mang lại rất nhiều niềm vui, nhưng đó là một công việc nhọc nhằn.
Đỗ Hòang Tường