Truyện tranh Việt Nam 1930 – 1945

Lịch sử truyện tranh phương Tây thừa nhận  có 2 yếu tố đã tác động đến  việc phát triển ngành truyện tranh đó là : sự hình thành phong cách vẽ hài hước và  Johann Gutenberg phát minh ra máy in vào năm 1436. Máy in đã mở ra chương mới cho nghề in và xuất bản sách. Và lối vẽ biếm họa (cartoon) bắt nguồn từ những xung đột trong cuộc sống và chính trị xã hội, với cách vẽ khái quát nêu bật đặc điểm, các hành động tiêu biểu mang tính hài hước nhằm châm biếm, đả kích một vấn đề nào đó.

Sự phát triển truyện tranh của Việt Nam cũng không ngoại lệ

Nghề in chữ đúc (typô) ở Việt Nam, đánh dấu mốc đầu tiên khi năm 1862, Đô đốc Bonard đưa 4 công nhân người Pháp, chở máy in, chữ in, mực giấy từ Pháp sang và lập nhà in mang tên Imperial tại địa điểm đường Hai Bà Trưng – Nguyễn Du để in báo phục vụ cho công cuộc xâm lăng của Pháp. Vì là kỹ thuật in mới du nhập nên lúc đầu, công nhân Pháp phải sang thao tác về sau họ tuyển mộ và đào tạo công nhân người bản xứ vì mức lương rẻ mạt so với công nhân chính quốc. Đầu thế kỷ chỉ có khoảng 20 nhà in đăng ký hành nghề thì hai thập niên kế đó (1920 – 1940), con số này tăng lên gấp 4 lần, lên tới gần 80 cơ sở.

Tuần báo  Phong Hóa xuất hiện ở Hà Nội từ năm 1932 tới 1940, dưới chế độ bảo hộ, thuộc Pháp hội đủ  điều kiện đánh dấu cho khởi đầu của truyện tranh Việt Nam hiện đại.

Thoạt đầu tuần báo Phong Hóa do ông Phạm Hữu Ninh làm chủ, đã ra 13 số báo không có độc giả, sắp sửa phải đình bản. Nhất Linh Nguyễn Tường Tam đã mua lại và làm chủ bút

Ông cùng một nhóm anh em bạn hữu gồm có Khái Hưng Trần Khánh Giư, Tú Mỡ Hồ Trọng Hiếu, Tứ Ly Nguyễn Tường Long, Thạch Lam Nguyễn Tường Lân, tạo thành một ban biên tập hoàn toàn mới.

Bắt đầu ngày 22/09/1932, Phong Hóa số 14 ra tám trang khổ lớn, trở thành tờ báo trào phúng đầu tiên có những hạn mục kể chuyện bằng băng tranh liên hòan.

Truyện tranh cười  trên báo Phong Hóa số 14

Truyện tranh cười  trên báo Phong Hóa số 15

Truyện tranh cười  trên báo Phong Hóa số 22

Truyện  tranh ttrên báo Phong Hóa trong những năm 193x

Đây được ghi nhận là  thời kỳ hình thành truyện tranh hiện đại Việt Nam. Bởi thế hệ họa sĩ đầu tiên đã tiếp thu những thành tựu của nghệ thuật phương Tây, nghệ thuật “biếm họa.

Hai nhân vật của truyện tranh  VN thời kỳ đổi mới – Lý Toét – Xã Xệ

Lý Toét: Cao, gầy gò, tóc búi củ hành, râu ria lởm chởm, mặt mày khắc khổ, mồm rộng tới mang tai, đầu đội khăn xếp, áo dài, tay luôn cầm một cái ô, đôi giày chuyên cắp ở nách vì sợ bị mòn.

Xã Xệ: Lùn, mập ú, đầu trọc lốc có độc một sợi tóc, má phính, dẩu mỏ, thỉnh thoảng diện áo véc đàng hoàng, ưa làm sang.

Khởi đầu Lý Toét chỉ là 1 biểu tượng cho một hạng mục trên tờ báo của họa sĩ Đông Sơn Nhất Linh

và Xã Xệ là mẩu  tranh truyện dự thi của họa sĩ Bút Sơn

rồi một quá trình thay đổi, nhận thức, thông qua câu truyện, các nhân vật len lõi vào tâm hồn người đọc bởi những bàn tay tài hoa của họa sĩ và hài hước dí dỏm ý nhị của nhà văn, hình thành cặp đôi nhân vật sống mãi với tời gian.

Tuy Lý Toét và Xã Xệ ra đời bởi từ những năm 193x  nhưng 2 nhân vật đã có những chuẩn mực của nhân vật truyện tranh hiện đại như thủ pháp gây ấn tượng và đối lập bởi diện mạo. Ngoài ra Lý Tóet – Xã Xệ hiện đại ở chỗ, được sáng tác  tập thể, người vẽ người viết phối hợp đưa 2 nhân vật vào các câu truyện dẫn dắt   người đọc,  tạo dấu ấn  đậm nét trong những năm 193x

Ứng dụng Truyện tranh trong công tác tuyên truyền – quảng cáo

Tranh quảng cáo  trên báo Phong Hóa số 30

Tranh quảng cáo  trên báo Phong Hóa số 31

Đông Sơn Nhất Linh  con chim đầu đàn của truyện tranh Việt Nam

Tên thật là Nguyễn Tường Tam còn có thêm bút hiệu là: Nhất Linh, Đông Sơn, Tam Linh, Bảo Sơn, Lãng Du, Tân Việt. Sinh ngày 25 tháng 7 năm 1906, tại huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương.

Thích văn chương từ nhỏ, năm 16 tuổi Nhất Linh làm thơ đăng báo Trung Bắc Tân Văn, và năm 18 tuổi, có bài Bình Luận Văn Chương Về Truyện Kiều trong Nam Phong Tạp Chí. 1923 ông thi đậu bằng Thành Chung, nhưng vì chưa đến tuổi vào trường cao đẳng, nên làm thư ký sở tài chính Hà Nội. Nho Phong là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của ông

1924 ông vào trường Y khoa, nhưng học được mấy tháng, ông bỏ trường thuốc thi vào trường Mỹ thuật, nhưng được một năm cũng bỏ. 1926, Nguyễn Tường Tam vào Nam, gặp Trần Huy Liệu, Vũ Đình Di định cùng làm báo. Nhưng vì tham dự đám tang Phan Chu Trinh, hai người này bị bắt, Nguyễn Tường Tam phải trốn sang Cao Miên, sống bằng nghề vẽ tranh để bán và vẽ phông màn cho các rạp hát, rồi đi du học. 1927 du học Pháp. Đậu cử nhân khoa học về Lý Hóa. Ở Pháp ông nghiên cứu về nghề báo và nghề xuất bản, đồng thời dành nhiều thì giờ nghiên cứu văn học Pháp và các nước khác

1930 trở về nước. Nhất Linh cùng hai em là Hoàng Đạo và Thạch Lam xin ra tờ báo trào phúng Tiếng Cười, nhưng thiếu tiền, chưa ra được báo thì giấy phép quá hạn, bị rút. Từ 1930 đến 32, Nguyễn Tường Tam dạy tư ở các trường Thăng Long và Gia Long. Ở đây ông quen với Trần Khánh Giư – Khái Hưng. Sẵn có tờ Phong Hóa của giáo sư Phạm Hữu Ninh sắp đình bản, Nhất Linh mua lại và tiếp tục tờ Phong Hóa, nhưng vẫn giữ tên Phạm Hữu Ninh và Nguyễn Xuân Mai trên báo. Kể từ ngày 22 tháng 9 năm 1932, báo Phong Hóa số 14 ra tám trang lớn, có ban biên tập mới  chịu trách nhiệm. Nguyễn Tường Tam vừa là Giám Đốc cùng Chủ Bút, vừa là một cây viết rất hứng thú.

Báo  Phong Hoá chú trọng về văn chương và trào phúng:  Về minh hoạ cho báo, thoạt đầu chính Đông sơn Nhất Linh lo, ông vẽ cả những tranh vui cười. Sau ông tạo ra nhân vật Lý Toét (Phong Hóa số 48, 1933) ngày càng chuyên nghiệp hơn, nổi tiếng hơn và hơn một năm, hoạ sĩ Bút Sơn ở Saigòn phóng tác ra Xã Xệ (Phong Hóa số 89, 1934). Sau lại có Bang Bạnh Sau và Ba Ếch, của Nguyễn gia Trí thêm vào. Bốn nhân vật này đã cùng ban biên tập hoạt động trên báo suốt từ 1933 tới 1940, không nhường bước một ai. Phong Hoá trở nên một tờ báo thành công, được công chúng yêu thích nhất trên văn đàn, số in ra đã tới 10 ngàn số, xưa nay không có đối thủ.

Dính líu đến vụ đảo chính ngày 11 tháng 11 năm 1960, ông bị chính quyền Ngô Đình Diệm gọi ra xử ngày mùng 8 tháng 7 năm 1963. Để phản đối chế độ Ngô Đình Diệm, Nhất Linh Nguyễn Tường Tam uống thuốc độc tự vẫn ngày mùng 7 tháng 7 năm 1963.

.

 

Share entrepreneurship

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *